Hot line: 0856.656.656

Cách chữa một số bệnh phổ biến trên cây nguyệt quế bonsai

Bệnh cây
02/06/2021

Trong quá trình chăm sóc cây nguyệt quế bonsai, bên cạnh việc chăm sóc cây cẩn thận, bạn cũng cần phải chú ý đến việc đề phòng một số loại bệnh phổ biến cây dễ gặp phải. 

Với nhiều người chưa có kinh nghiệm trồng cây nguyệt quế bonsai, việc chăm sóc cây đã tốn không ít tâm sức, việc phòng bệnh cho cây còn tốn nhiều công sức hơn nữa. Để đảm bảo cây không bị chết do bị sâu hại xâm hại, bạn cần “bỏ túi” nguyên nhân và cách khắc phục một số bệnh cơ bản mà loại cây này dễ gặp phải. 

I. Bệnh rầy chổng cánh

1. Dấu hiệu

Theo các tài liệu khoa học, hoa và lá của cây nguyệt quế, đặc biệt là những cây non có chứa glycosid, đây được coi là tinh chất hấp dẫn rầy chổng cánh. Đó chính là lý do vì sao mà những những cây non trong giai đoạn đang phát triển dễ bị xâm hại bởi loại sâu bệnh này. 

Những con rầy trưởng thành có màu nâu xen với vệt trắng và chiều dài khoảng 3mm. Khi ký sinh trên cây, cánh của chúng thường chổng ngược lên một góc 45 độ so với bề mặt lá. Thậm chí, khi phát triển nhiều, chúng còn để trứng ở những lá non. 

2. Cách chữa trị

Loại sâu bệnh này lại cực kỳ dễ lây lan và có thể gây hại trên diện rộng từ cây này sang cây khác. Do đó, khi thấy cây có dấu hiệu bị xâm hại bởi rầy chổng cánh, tốt hơn hết là bạn nên nhanh chóng phun thuốc trừ rầy kịp thời. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để đặc trị loại rầy này như Applaud mipc, bassa 50ec, Bascide 50ec, v.v. Một điểm cần lưu ý với việc phun thuốc trừ rệp cho cây nguyệt quế bonsai là bạn nên để cây ra không gian thoáng, để tránh ảnh hưởng đến không gian sống của gia đình. 

Rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh

II. Bệnh loét trên cây nguyệt quế

1. Dấu hiệu

Dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện ở lá cây hoặc quả cây quyệt quế. Bạn đầu, lá hoặc quả xuất hiện những vết nhỏ màu xanh đậm, sau đó những vết chuyển sang màu nâu nhạt mọc nhô lên trên bề mặt lá hoặc trái.

2. Cách chữa trị

Chắc chắn bạn cần phải loại bỏ những cành có lá hoặc quả nguyệt quế bị bệnh đi trước để tránh việc lây lan sang những bộ phận còn lại của cây. Sau đó, bạn có thể dùng các loại thuốc như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%) để phun phòng bệnh quay trở lại. 

III. Bệnh thối gốc chảy nhựa

1. Dấu hiệu

Nếu bạn phát hiện gốc cây nguyệt quế của bạn bị vàng lá, úng nước và thối nâu, chảy mủ thì cây của bạn đã bị bệnh thối gốc chảy nhựa. Bệnh này khiến vỏ rễ bị thối, đặc biệt là các rễ con. Nếu không chữa trị kịp thời, cây có khả năng sẽ bị chết. 

2. Cách chữa trị

Nếu bạn phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị và bình phục của cây càng cao. Bạn có thể cạo sạch vùng bệnh của cây, sau đó bôi thuốc tím 1% để làm sạch vùng bệnh. 

Nhưng quan trọng hơn cả là bạn vẫn nên chọn những cây giống tốt như là các cây gốc ghép vì chúng có khả năng chống bệnh tốt. Không chỉ riêng cây nguyệt quế bonsai mà cả cây nguyệt quế leo bạn cũng cần chú ý đến điều này. 

Cây nguyệt quế bonsai

Cây nguyệt quế bonsai

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về biểu hiện và cách chữa trị một số bệnh phổ biến trên cây nguyệt quế. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình chăm sóc cây. Chúc các bạn có những chậu cây nguyệt quế bonsai luôn khỏe mạnh. 
 

Bài viết liên quan

Nguyên nhân và cách chữa trị một số loại bệnh phổ biến trên cây tùng la hán

Bệnh cây
11/06/2021
Trong quá trình chăm sóc cây tùng la hán, người trồng không thể nào tránh khỏi cây bị mắc một số bệnh phổ biến. Chúng ta cần biết nguyên nhân cụ thể của từng loại bệnh để có những biện pháp chữa trị kịp thời. 

Liệu bạn có biết nguyên nhân và cách khắc phục các bệnh hoa đồng tiền?

Bệnh cây
31/05/2021
Mặc dù đồng tiền là loại cây dễ chăm sóc nhưng bạn cũng cần biết nguyên nhân và cách khắc phục của một số bệnh hoa đồng tiền để đảm bảo cây luôn được phát triển khỏe mạnh nhất. 

Bật mí cách chăm sóc cây hương thảo bị héo

Bệnh cây
06/05/2021
Trong quá trình trồng cây hương thảo, nhiều cây sẽ gặp phải tình trạng héo lá. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân và cách chăm sóc cây hương thảo bị héo lá.