Hot line: 0856.656.656

Hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa bằng lăng để cây khỏe mạnh quanh năm

Chăm sóc cây hoa bằng lăng không cần quá nhiều kỹ thuật nhưng cần có kiến thức cơ bản. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ để chăm cây dễ hơn với chúng tôi trong bài viết này nhé!

Cây hoa bằng lăng là loại cây công trình ưa chuộng ở Việt Nam. Cây không chỉ cho bóng râm mà còn cho hoa đẹp, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc loài hoa này đúng cách để cây có phát triển tốt nhất. Nếu bạn chưa biết thì hãy thử tham khảo những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay nhé!

I. Khái quát chung về cây hoa bằng lăng

Như mọi người đều biết đây là loại cây thân gỗ với chiều cao có thể lên đến 20m với bán kính thân khoảng từ 20cm đến 35cm. Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 6 hàng năm như một dấu hiệu để nhận biết là mùa hè đã sang. Hoa thường nở thành chùm với màu tím đặc trưng. Nhìn chung cây có thể phát triển tốt ở mọi vùng khí hậu Việt Nam nhưng ở miền Nam thì cây có thể sinh trưởng tốt nhất.  

Vì phổ biến ở nước ta nên chắc hẳn nhiều người cũng biết đến ý nghĩa hoa bằng lăng, tượng trưng cho tình yêu chung thủy, trong sáng ngây thơ của tuổi học trò. Có lẽ vì thế mà ta thấy những cây bằng lăng hay được trồng cùng với phượng trong khuôn viên trường học. 

II. Cách chăm sóc cây hoa bằng lăng

1. Điều kiện đất trồng

Một trong những tiêu chuẩn chọn đất trồng bằng lăng là đất phải tơi xốp để giúp cây dễ thoát nước. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo độ pH cho cây. Nếu đất có độ pH thấp thì bạn nên bón thêm vôi cho đất để đảm bảo chất lượng cây trồng sau này. Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể bón thêm phân cho đất trồng có đủ dưỡng chất. 

Lưu ý bằng lăng tím là loại cây bóng mát nên phát triển với tán rộng. Vì thế, bạn nên trồng các cây cách nhau 4m để đảm bảo cho không gian phát triển của cây sau này.

Bằng lăng rừng

Bằng lăng rừng

2. Chế độ tưới nước

Mặc dù là đặc thù là một loại cây chịu hạn tốt nhưng trong khoảng 3 năm đầu tiên trồng cây bạn nên chú ý đến lượng nước cung cấp cho cây hàng tuần. Sau mỗi đợt mưa, bạn nên kiểm tra xem cây có bị úng nước hay không. Việc kiểm tra cẩn thận sẽ giúp cây tránh khỏi tình trạng úng nước, thối rễ. 

3. Chế độ bón phân

Vì là cây bóng mát nên việc bón phân cho cây bằng lăng hoa tím cũng cần thiết hơn so với những loại cây khác. Bạn nên bón phân chuồng hoặc phân NPK với nồng độ khoảng 1% cho cây định kỳ khoảng 15 ngày một lần kèm với việc làm cỏ thường xuyên. Sau khi tưới phân, bạn cần tưới lại nước để đảm bảo rằng cây không bị cháy lá. 

4. Lưu ý

Bên cạnh những lưu ý về việc chăm sóc cây thường xuyên thì bạn cũng cần chú ý đến việc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây. Nếu phát hiện cây bị vàng còi hoặc bạc lá, bạn có thể tưới đạm hoặc lân cho cây với nồng độ 0,1% hoặc 0,2% với tần suất 2 ngày 1 lần.

Cây hoa bằng lăng tím

Cây hoa bằng lăng tím


Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc cây bằng lăng. Mặc dù là loại cây tương đối dễ chăm sóc và phù hợp với khí hậu Việt Nam nhưng bạn cũng nên lưu ý những đặc điểm trên để cây có thể phát triển tốt hơn. Chúc các bạn có những cây hoa bằng lăng khỏe mạnh và nở thật nheieuf hoa mỗi khi hè sang nhé!
 

Bài viết liên quan

Những kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc cây hồng giòn

Cây hồng giòn được nhiều người nông dân ưa trồng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào nhé!

Bí quyết chăm sóc cây hồng xiêm hiệu quả để cho ra nhiều quả

Cây hồng xiêm là một trong những loại cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam vì mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với những người mới trồng cây thì việc chăm sóc cây cần đến những kỹ thuật chăm sóc cơ bản.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây si khỏe mạnh quanh năm

Cây si - một trong những loại cây công trình phổ biến ở Việt Nam. Tuy được cho là loại cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình trồng cây vẫn cần có những quy tắc nhất định.