Hot line: 0856.656.656

Hướng dẫn cách chăm sóc cây vú sữa tím đúng cách để cây sai quả

Cây vú sữa tím được biết đến là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ đảo Antillies và châu Mỹ. Liệu loại cây đó có thực sự dễ chăm sóc và dễ thích nghi với khí hậu Việt Nam?

Mặc dù có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng cây vú sữa tím lại rất được ưa chuộng ở Việt Nam không chỉ bởi người dùng mà còn với cả những người trồng cây. Nếu bạn có ý định trồng loại cây ăn quả trong vườn của mình thì có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây trong quá trình chăm sóc. 

I. Khái quát về cây vú sữa tím

Cây vú sữa là loại cây ăn quả thân dẻo có tốc độ lớn khá nhanh, có tán lá rộng và chiều cao có thể lên đến 15m. Cây nổi tiếng vì cho ra loại trái thơm ngọt, to khoảng bằng nắm tay với vỏ màu xanh và chuyển sang tím khi chín. Hơn nữa, đây cũng là loại cây được người trồng đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế cao nên được nhiều nông dân ưa trồng. 

Chắc hẳn có nhiều người tò mò liệu rằng hiện nay cây vú sữa có mấy loại trên thị trường Việt Nam? Trên thực tế, có 5 loại vú sữa nổi tiếng là vú sữa Lò Rèn, vú sữa Bắc Thảo, vú sữa Bảy Núi, vú sữa Đồng Tháp và vú sữa Hoàng Kim. Hầu hết những loại vú sữa này đều được đặt tên theo địa danh trồng và mỗi loại đều cho ra những loại trái với đặc điểm khác nhau. 

II. Cách chăm sóc cây vú sữa tím

1. Chọn giống cây

Một trong điểm cần lưu ý đầu tiên khi bạn quyết định chọn trồng loại cây này là phải chọn được giống cây thật tốt. Bạn có thể chọn giống bằng phương pháp chiết cành, đây được đánh giá là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tốt hơn hết là  bạn nên chọn những cành bánh tẻ có độ tuổi khoảng 1 năm để nhân giống vì đó là những cành khỏe mạnh và có khả năng chống trịu bệnh tật tốt. 

Cây vú sữa tím

Cây vú sữa tím

2. Điều kiện đất trồng

Hãy chuẩn bị đất trước khi trồng khoảng nửa tháng đến một tháng bằng cách đổ thêm khoảng 1,5kg vôi vào mỗi mô đất để khử khuẩn và tránh các mầm bệnh có trong đất. 

Về loại đất trồng, bạn có thể linh hoạt chọn đất ruộng, đất vườn hoặc đất bùn ao đều được. Ngoài ra, để tăng cường chất dinh dưỡng cho cây, bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ cho cây. 

3. Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ

Cây tương đối phù hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới và sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ dao động trong khoảng 22 đến 34 độ C. Trong giai đoạn 1 đến 2 năm đầu, bạn cần chú ý đến việc che nắng cho cây vì để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị cháy lá. 

Trong những năm sau đó, bạn có thể cho cây tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên vì cây đã cứng cáp hơn. Nhưng song song với đó, bạn lại phải để ý đến việc giữ ẩm cho đất vì nhiệt độ của đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ của cây.

4. Chế độ tưới nước

Với những cây non, bạn cần tưới nước cho cây trung bình 3 đến 5 lần mỗi tuần có với những cây đã trưởng thành đang trong giai đoạn ra hoa và kết trái thì bạn cần tưới khoảng 3 lần mỗi tuần. Vậy cây vú sữa ra hoa vào tháng mấy? Thông thường, cây thường ra hoa và nở rộ vào tháng Giêng. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 2 tháng tùy vào điều kiện thời tiết cũng như tình trạng của cây. 

5. Chế độ bón phân

Vì là cây ăn quả nên bạn phải lưu ý cẩn thận đến việc bón phân cho cây. 

- Năm đầu bạn nên bón phân DAP cho cây với tỷ lệ 20g phân/ 20 lít nước. 

- Năm thứ 2 đến năm thứ 5 bạn nên kết hợp bón phân ure vs phân NPK và DAP với tỷ lệ 1:1:1. Cứ định kỳ cách 3 tháng bạn nên bón phân cho cây một lần. 

- Từ sau năm thứ 5, cây bắt đầu ra trái ổn định và lúc này bạn cần phải lưu ý lịch trình bón phân cho cây hơn với 4 giai đoạn cụ thể trong 1 năm vì việc bón phân đúng thời điểm sẽ giúp thúc đẩy quá trình ra quả và quyết định vụ mùa của bạn có bội thu hay không.

Lần 1: Khi cây ra hoa sớm, bạn bón 5-10 kg phân hữu cơ và 3-6kg phân NPK. 
Lần 2: Khi cây bắt đầu đậu trái, bạn bón khoảng 2-4kg phân Ure và DAP với tỉ lệ 2:1.
Lần 3: Khi trái cây đã to hơn, bạn bón tiếp 2-3kg phân NPK
Lần 4: Vào giai đoạn khoảng 2 tháng trước khi thu hoạch, bạn bón tiếp một lượng nhỏ 1-2 kg phân NPK. 

Cây vú sữa bonsai

Cây vú sữa bonsai

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc cây vú sữa tím nói riêng cũng như các các loại cây vú sữa khác. Nhìn chung từ những cây vú sữa được trồng như một loại cây nông nghiệp cho đến những cây vú sữa bonsai đều có những điểm cần lưu ý chung như trên. Hy vọng, những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc cây. Chúc các bạn có những cây vú sữa khỏe mạnh và sai quả!
 

Bài viết liên quan

Những kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc cây hồng giòn

Cây hồng giòn được nhiều người nông dân ưa trồng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào nhé!

Bí quyết chăm sóc cây hồng xiêm hiệu quả để cho ra nhiều quả

Cây hồng xiêm là một trong những loại cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam vì mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với những người mới trồng cây thì việc chăm sóc cây cần đến những kỹ thuật chăm sóc cơ bản.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây si khỏe mạnh quanh năm

Cây si - một trong những loại cây công trình phổ biến ở Việt Nam. Tuy được cho là loại cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình trồng cây vẫn cần có những quy tắc nhất định.