Hot line: 0856.656.656

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây si khỏe mạnh quanh năm

Cây si - một trong những loại cây công trình phổ biến ở Việt Nam. Tuy được cho là loại cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình trồng cây vẫn cần có những quy tắc nhất định. 

Nếu trước kia, cây si hay được trồng phổ biến ở các đình chùa thì ngày nay cây được trồng để trang trí ở nhiều công trình khác nhau như trong khuôn viên, sân nhà hay thậm chí trong văn phòng. Vì cây dễ trồng, dễ chăm sóc nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cây, bạn vẫn cần chú ý đến một số điều cơ bản sau đây. 

I. Khái quát chung về cây si

Cây si hay còn biết đến với những tên gọi khác như cây gừa hay cây cừa. Trong tự nhiên, cây thường mọc ở ven sông, hay bên cạnh những kênh rạch. Nhưng ngày nay, cây si cảnh được đem trồng trong chậu với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Có những cây cao đến 25m nhưng cũng có những cây được trồng dưới kích thước nhỏ như những cây bonsai để trang trí trong văn phòng làm việc. 

Cây si nổi bật với những chiếc lá dày, hình bầu dục khá đặc trưng. Nhìn chung, nếu bạn chăm sóc cẩn thận thì cây có thể xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, cây có ra những quả màu hồng, trông khá giống quả sung. 

Mặc dù cây si được tính là một cây trong bộ tứ linh “đa, sung, sanh, si” - những cây được cho là mang đến may mắn cho người trồng nhưng theo quan niệm dân gian, bạn không nên trồng này trước cửa nhà. Theo phong thủy, khi trồng cây trước cửa nhà, cây sẽ chắn hết ánh nắng, khiến nhà của gia chủ âm thịnh, dương suy. 

Cây si già

Cây si già

II. Cách trồng cây si

Trên thực tế, cây si có thể thích nghi với nhiều điều kiện đất trồng khác nhau, từ những loại đất nghèo chất dinh dưỡng cho đến những loại đất màu mỡ. Nhưng để đảm bảo cây có thể phát triển xanh tốt quanh năm thì bạn nên chọn những loại đất như đất phù sa hay đất thịt. 
Bạn chuẩn bị chậu và hố đất để trồng cây tùy thuộc vào kích thước của bầu cây. Nếu bạn trồng cây ở trong chậu thì hãy chắc chắn là chậu cây của bạn có lỗ thoát nước để cây không bị rơi vào tình trạng ngập úng nước, thối rễ và chết cây. 
Khi đặt bầu cây, bạn chỉ không nên tạo hố và đặt quá sâu, chỉ nên để bầu cây sâu khoảng 10cm và tưới nước cho trơ rễ cây. 

III. Cách chăm sóc cây si

1. Điều kiện ánh sáng

Cây si thích nghi tốt với những vùng khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam và có khả năng thích nghi với những nơi có ánh sáng mạnh. Và dĩ nhiên, cây chịu thời tiết khô, lạnh kém. Vì thế, ta có thể thấy ở Việt Nam, vào mùa hè, cây phát triển mạnh mẽ và đến mùa đông thì cây phát triển chậm lại. 

2. Chế độ tưới nước

Bạn cần điều chỉnh lượng nước cung cấp cho cây tùy vào tình trạng sinh trưởng của cây cũng như điều kiện thời tiết. Đặc biệt vào mùa hè, khi cây phát triển mạnh mẽ, bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều tối.

3. Chế độ bón phân

Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, bạn có thể sử dụng một số loại phân như phân chuồng, phân hữu cơ. Nếu có thời gian, bạn có thể ủ 2 lần và phơi nắng một lần để lọc hết các loại vi khuẩn và giữ lại các vi sinh vật hữu ích khác cho cây.

Bạn nên điều chỉnh lượng phân bón cho cây tùy vào kích thước của cây, tránh trường hợp bón quá nhiều, khiến cây bị shock thuốc và chết cây. Đặc biệt, bạn không nên bón phân cho cây vào mùa đông, khi cây đang trong giai đoạn rụng lá. 

Cây si lá nhỏ

Cây si lá nhỏ

4. Uốn và cắt tỉa cây

Ngày nay, có rất nhiều người chọn trồng cây si như một loại cây cảnh nên việc cắt tỉa cây cũng được người trồng chăm chút hơn. Nếu bạn muốn tạo thế cho cây thì bạn nên làm khi cây còn non, đến khi cây già thì bạn sẽ khó mà tạo được dáng như mong muốn và thậm chí còn gây gãy cành. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tỉa cành, tỉa lá để tán cây thoáng hơn. Đặc biệt, vào mùa đông, bạn nên chú ý đến việc tỉa lá thừa cho cây hơn để giúp cây dễ đâm chồi, nảy lộc hơn vào mùa xuân. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách trồng và chăm sóc cây si. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp việc chăm sóc cây của các bạn thuận lợi hơn. Chúc các bạn có những chậu cây si thật khỏe mạnh, và mang thật lại nhiều may mắn đến cho gia đình. 
 

Bài viết liên quan

Những kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc cây hồng giòn

Cây hồng giòn được nhiều người nông dân ưa trồng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào nhé!

Bí quyết chăm sóc cây hồng xiêm hiệu quả để cho ra nhiều quả

Cây hồng xiêm là một trong những loại cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam vì mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với những người mới trồng cây thì việc chăm sóc cây cần đến những kỹ thuật chăm sóc cơ bản.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây hoa trang đỏ đúng cách

Cây hoa trang đỏ hay còn được biết đến là cây hoa mẫu đơn, được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên nước ta. Nhưng liệu loại cây này có dễ trồng và dễ chăm sóc?