Hot line: 0856.656.656

Hướng dẫn cách chăm cây đuôi công tím khỏe đẹp quanh năm

Nhiều người mệnh thổ chọn cây đuôi công tím như cây phong thủy để trang trí nhà cửa nhưng chăm sóc cây đuôi công tím như thế nào để cây lúc nào cũng được tươi khỏe quanh năm thì không phải ai cũng biết.

Cây đuôi công tím là một trong những loại cây được nhiều người lựa chọn như một cây phong thủy trong nhà. Cây không chỉ có tác dụng tô điểm cho không gian trong gian mà còn mang đến cho gia chủ nhiều điềm may. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách chăm cây đuôi công tím ra sao để cây lúc nào cũng khỏe đẹp. 

1. Khái quát chung về cây đuôi công tím

Cây đuôi công thường được biết đến là loại cây bụi với những khóm lá hình bầu dục cùng với màu sắc vô cùng đặc biệt. Chúng ta thường thấy mặt trên của lá có màu xanh nhạt và xanh đậm xen kẽ với nhau rất đặc trưng trong khi mặt dưới của lá lại là màu đỏ nhạt và đạm đan xen nhau. 

Không chỉ sắc thái màu nhạt đậm xen kẽ tạo điểm nhấn cho loại cây mệnh thổ mà hình dáng của lá gợn sóng cũng là một yếu tố khiến cho khóm cây lúc nào cũng nổi bật. Chính vì hình dáng và màu sắc đặc trưng như thế nên cây mới được gọi là cây đuôi công tím. 

Với hình dáng gọn và chiều cao khoảng 30cm nên cây được chọn để trang trí trong góc phòng hay bàn làm việc. Cây rất được ưa chuộng trồng ở những không gian trong nhà vì cây có tác dụng thanh lọc không khí cũng như hấp thụ các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, v.v. 

Không chỉ có nhiều tác dụng về mặt sinh học mà nhiều người chọn vì ý nghĩa cây đuôi công tím. Theo phong thủy, cây là biểu tượng của sự phát tài và thịnh vượng trong sự nghiệp. Đó chính là lý do vì sao mà rất nhiều người chọn tặng cây này cho người thân với mong muốn họ sẽ đạt được nhiều thành công trên con đường công danh. 

Cây đuôi công tím

Cây đuôi công tím

2.    Những lưu ý trong cách chăm đuôi công tím

a. Ánh sáng

Cây đuôi công tím cũng là một trong những loại cây sống trong nhà nên không ưa nắng. Vì thế, khi trồng cây này bạn không nên đặt cây ở những vị trí tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cho cây bị tổn thương. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng nên mang cây ra ngoài phơi nắng nhẹ để cây có thể đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp. 

b. Chế độ tưới nước

Bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì cây không là loại cây ưa nước. Bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần và lưu ý chỉ nên tưới một lượng nước vừa phải. Nếu bạn để tưới đẫm ướt cây thì có thể sẽ khiến cho cây bị ngập úng, thối rễ và thậm chí là chết cây. 
Chế độ tưới nước còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình trạng của cây. Nếu bạn thấy đất ở gốc cây có dấu hiệu khô, se lại thì bạn nên tưới nước cho cây sớm. 

c. Chế độ bón phân

Theo nhiều người có kinh nghiệm trồng cây thì hàng tháng bạn nên bón phân đa vi lượng cho cây và kết hợp bổ sung thêm phân đạm cho cây định kỳ 3 tháng một lần. Nếu bạn làm được việc này đều đặn thì chắc chắn chậu cây xanh phong thủy của bạn lúc nào cũng tươi tốt vì được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Chậu cây đuôi công tím

Chậu cây đuôi công tím

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm cây đuôi công tím. Hy vọng những thông tin có thể giúp ích cho bạn trong quá trình trồng và chăm cây. Chúc các bạn có những chậu cây thật đẹp và gặp được nhiều may mắn1
 

Bài viết liên quan

Những kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc cây hồng giòn

Cây hồng giòn được nhiều người nông dân ưa trồng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào nhé!

Bí quyết chăm sóc cây hồng xiêm hiệu quả để cho ra nhiều quả

Cây hồng xiêm là một trong những loại cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam vì mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với những người mới trồng cây thì việc chăm sóc cây cần đến những kỹ thuật chăm sóc cơ bản.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây si khỏe mạnh quanh năm

Cây si - một trong những loại cây công trình phổ biến ở Việt Nam. Tuy được cho là loại cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình trồng cây vẫn cần có những quy tắc nhất định.