Hot line: 0856.656.656

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng đúng cách

Mặc dù là một trong những loại cây phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc đinh lăng đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay nhé. 

Là người Việt Nam thì không ai còn xa lạ với cây đinh lăng, loại cây được xem như là “nhân sâm của của người nghèo”. Thông dụng là thế đấy nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc loại cây này cho đúng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo để giúp bạn chăm cây đinh lăng dễ dàng hơn nhé. 

I. Khái quát chung về cây đinh lăng

Cây đinh lăng được trồng như một loại cây cảnh ở rất nhiều gia đình Việt Nam. Cây có chiều cao trung bình từ 0,8m đến 1,5m. Tuy nhiên, chúng ta biết đến công dụng của loại cây này nhiều hơn là giá trị thẩm mỹ của chúng. 

Cây đinh lăng cũng có rất nhiều loại như cây đinh lăng lá tròn, lá to, đinh lăng đĩa hay đinh lăng trổ. Nhưng phổ biến hơn cả là hai loại đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.

Vậy cây đinh lăng có tác dụng gì mà lại được người Việt ưu ái đến vậy? Cây là loại thuốc hữu hiệu chữa các bệnh như ho, sốt, mụn nhọt, sưng tấy hay cũng là loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe. 

Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn 

II. Cách chăm sóc cây đinh lăng

1. Thời điểm 

Nếu bạn không phải là người giỏi chăm cây thì việc chọn thời gian trồng cây cũng khá cần thiết. Mặc dù cây đinh lăng có thể phát triển quanh năm nhưng thời gian đẹp nhất để trồng loại cây này là vào khoảng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 4. Bạn giâm cành của cây xuống đất trong khoảng 20 ngày. Đến khi cành ra rễ thì bạn mới nên đem đi trồng. 

2. Điều kiện đất trồng

Hỗn hợp đất lý tưởng nhất để trồng cây là đất pha cát vì đinh lăng được cho là loại cây ưa hạn chứ không hề ưa ẩm. Vì thế, hỗn hợp đất này có thể giúp cho cây thoát nước nhanh và phát triển khỏe mạnh. 

Chính vì lý do trên nên bạn cũng không cần thiết phải tưới quá nhiều nước cho loại cây này, chỉ khi nào thấy đất có dấu hiệu khô thì bạn mới cần tưới nước cho cây.

3. Chế độ bón phân

Sau khi trồng được 6 tháng thì bạn có thể bón thúc cho cây lần 1 bằng phân ure. Vào tháng 9 của năm thứ 2 thì bạn có thể bón thêm phân chuồng cho cây. Việc này đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

Nếu bạn chăm sóc đầy đủ và cẩn thận thì cây có thể ra hoa. Nhiều người thậm chí cây đinh lăng có hoa không và liệu cây đinh lăng ra hoa có tốt không. Thực tế, nụ hoa cây đinh lăng cũng hữu ích không kém gì so với những lá cây. Nụ hoa cũng có thể chữa trị đau đầu, giúp ngủ ngon và cải thiện trí nhớ. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc cây đinh lăng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được các bạn phần nào trong quá trình chăm sóc cây. Chúc các bạn có những chậu cây đinh lăng khỏe đẹp. 
 

Bài viết liên quan

Những kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc cây hồng giòn

Cây hồng giòn được nhiều người nông dân ưa trồng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào nhé!

Bí quyết chăm sóc cây hồng xiêm hiệu quả để cho ra nhiều quả

Cây hồng xiêm là một trong những loại cây được trồng ở nhiều địa phương ở Việt Nam vì mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với những người mới trồng cây thì việc chăm sóc cây cần đến những kỹ thuật chăm sóc cơ bản.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây si khỏe mạnh quanh năm

Cây si - một trong những loại cây công trình phổ biến ở Việt Nam. Tuy được cho là loại cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình trồng cây vẫn cần có những quy tắc nhất định.